Thị trường phân hủy sinh học

Khẩu trang có thể phân hủy đầu tiên trên thế giới

Công ty Bioinicia và Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Tây Ban Nha (CSIC) đã cho ra mắt khẩu trang sợi nano có thể phân hủy sinh học đầu tiên trên thế giới. Loại khẩu trang này có khả năng lọc hơn 98% giọt bắn và phân hủy trong vòng hai mươi hai ngày.

Đây là lựa chọn bền vững nhất để tránh sự tích tụ của rác thải khẩu trang trong môi trường. Bên cạnh đó, điều đặc biệt nhất là chúng được sản xuất bằng nguyên liệu thô có nguồn gốc từ sinh khối hoặc chất thải hữu cơ được tái chế dưới hình thức ủ công nghiệp.

Những chiếc khẩu trang thông thường mang đến nguy cơ cho hành tinh của chúng ta. Một hành động đơn giản như loại bỏ chúng sau khi sử dụng có thể gây tổn hại lớn đến môi trường. Vứt khẩu trang vào nhà vệ sinh hoặc trên sàn nhà hay ở những nơi không được khuyến nghị là một vấn đề nghiêm trọng, vì nó gây ra thiệt hại tương tự như rác thải nhựa. Vì lý do này, Bioinicia đã phát triển khẩu trang phân hủy sinh học nhằm giải quyết những vấn đề nan giải trên.

Khẩu trang có thể phân hủy sinh học được làm bằng nguyên liệu tự nhiên, giúp bảo vệ môi trường
Khẩu trang có thể phân hủy sinh học được làm bằng nguyên liệu tự nhiên, giúp bảo vệ môi trường

José María Lagarón, nhà nghiên cứu thuộc CSIC và cũng là lãnh đạo nhóm các nhà nghiên cứu đã cùng với Bioinicia phát triển bộ lọc sợi nano PROVEIL® EPI như một giải pháp bền vững. Toàn bộ dòng khẩu trang PROVEIL® EPI có ít hơn 30% chất dẻo trong thành phần, ngay từ đầu đã là một cam kết của công ty đối với môi trường. Các thành phần của khẩu trang phân hủy sinh học sẽ được chuyển hóa thành nước và CO2 theo thời gian, giúp giảm thiểu hàng triệu tấn nhựa thải ra các đại dương.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, hầu hết các loại khẩu trang hiện nay đều được làm bằng nhựa có nguồn gốc từ dầu mỏ, không phân hủy sinh học. Do đó, chúng sẽ tồn tại hàng trăm năm như một chất gây ô nhiễm trong môi trường và có thể phân rã tạo ra vi nhựa thâm nhập vào chuỗi thức ăn của con người.

Nhiều số liệu cho thấy rằng, năm 2020 có khoảng 1.500 triệu khẩu trang được thải ra biển, tạo ra một loại rác thải mới trong đại dương. Một vấn đề khác đối với sự tích tụ của khẩu trang trong môi trường và trong các bãi chôn lấp là sản phẩm này có đặc tính dùng một lần, việc sản xuất chúng từ nhựa sẽ làm tăng thêm khí CO2 vào bầu khí quyển, do đó trở thành tác nhân thúc đẩy hiệu ứng nhà kính.

Giám đốc tổ chức OceansAsia, Phelps Bondaroff cho biết: “1.560 triệu chiếc khẩu trang được ném xuống đại dương vào năm 2020 sẽ chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Chúng chỉ là một phần nhỏ trong số khoảng 8 đến 12 triệu tấn nhựa đi vào đại dương của chúng ta mỗi năm”.

Nguồn: Explica.co

Tin liên quan