Thị trường phân hủy sinh học

14 triệu tấn vi nhựa đang tồn tại dưới đáy biển

Cơ quan khoa học quốc gia Úc CSRIO (Hobart; www.csrio.au) đã công bố nghiên cứu toàn cầu đầu tiên về lượng vi nhựa (đường kính dưới 5mm) dưới đáy biển. Theo đó, hiện có tới 14 triệu tấn rác khổng lồ dưới đáy biển “hơn gấp đôi lượng rác thải nhựa ước tính trên bề mặt đại dương”.

Nghiên cứu cũng cung cấp thêm các thông tin về khối lượng rác thải nhựa trong các đại dương và ảnh hưởng của chúng. Justin Barret – thành viên của nhóm nghiên cứu CSIRO chia sẻ: “Rác thải nhựa trôi trong đại dương sẽ bị phân rã và cuối cùng tất cả sẽ trở thành vi nhựa”. Số liệu được thu thập bằng cách sử dụng tàu ngầm robot ở độ sâu 3000m tại các địa điểm cách Nam Úc 380km, cho thấy tổng lượng vi nhựa dưới đáy biển cao gấp 25 lần so với các nghiên cứu trước đây.

Theo Denise Hardesty – đồng tác giả của nghiên cứu, đại dương là một bể vi nhựa. Đặc biệt, những khu vực càng có nhiều rác trôi nổi trên mặt biển sẽ càng có nhiều vi nhựa dưới đáy biển.

Bên cạnh đó, trung tâm Hải Dương học Anh trước đó cũng đã công bố một nghiên cứu tương tự về lượng vi nhựa trong môi trường biển khu vực Đại Tây Dương, cho biết ước tính riêng lượng vi nhựa polyethylene, pokypropylene và polystyrene tại đây có thể lên tới 200 triệu tấn.

Nguồn: Plasteurope.com

Tin liên quan