Bao bì đồ ăn nhẹ không chứa carbon có thể phân hủy tại nhà

“Dấu chân carbon” là yếu tố rất quan trọng đối với các nhà đồng sáng lập Impact Snacks – những người đã đặt mục tiêu tạo ra tác động tích cực đến người tiêu dùng và môi trường trong việc hợp nhất tối thiểu 03 xu hướng: siêu thực phẩm tốt cho người dùng, bao bì sản phẩm được tối ưu hóa theo hướng bền vững và giao hàng trực tiếp đến người tiêu dùng.

Các sản phẩm 100% có nguồn gốc thực vật đã được ra mắt vào tháng 9 năm ngoái sau một dự án nghiên cứu và phát triển kéo dài một năm, kết hợp và đáp ứng các yêu cầu về sản phẩm và bao bì.

Tính từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch, sản xuất đến vận chuyển và tất cả quá trình giao hàng đến tay người tiêu dùng, công ty thu hồi lượng khí thải carbon nhiều hơn mức tạo ra, theo báo cáo kế toán carbon được chứng nhận bởi Clearloop. 0,37 pound carbon được tạo ra trong quá trình sản xuất và vận chuyển mỗi thanh thực phẩm. Tuy nhiên, Impact Snacks bù đắp 1 pound carbon phát ra từ mỗi thanh – tương đương hơn 250% – bằng cách hỗ trợ cơ sở hạ tầng năng lượng xanh bao gồm các trang trại năng lượng mặt trời và trồng cây trong các cộng đồng trên khắp thế giới.

Steven MacMaster, người kiểm soát tính bền vững tại Impact Snacks cho rằng: “Vì sự tiện lợi, các hàng hóa đóng gói thường bị lãng phí.”

Với mục tiêu lấy sinh thái làm trung tâm, công ty đã đưa ra lựa chọn sáng suốt đối với bao bì của các thanh thực phẩm, vừa đảm bảo sự sự tiện lợi vừa không gây lãng phí. Và trong bối cảnh áp lực pháp lý và người tiêu dùng ngày càng gia tăng, MacMaster thấy tốt nhất là nên chủ động sử dụng bao bì bền vững.

Trách nhiệm giải trình

MacMaster tin rằng: ngày nay, các thương hiệu chịu trách nhiệm về “dấu chân” của toàn bộ chuỗi cung ứng.  MacMaster nói: “Gánh nặng đó đối với một công ty nhỏ như chúng tôi là không bền vững. Mọi thành viên của chuỗi cung ứng cần phải có trách nhiệm và đó là điều đang diễn ra hiện nay.”

MacMaster thấy có hai lựa chọn hợp lý: bao bì có thể tái chế hoặc có thể phân hủy.
MacMaster thấy có hai lựa chọn hợp lý: bao bì có thể tái chế hoặc có thể phân hủy.

Ông giải thích: “Chỉ có khoảng 9% bao bì được tái chế, nó không thể được tái chế vô thời hạn và cuối cùng sẽ bị chôn lấp. Bao bì có thể phân hủy là một giải pháp thay thế tốt cho vấn đề này.”

Vấn đề tiếp theo: nó sẽ được ủ ở đâu, tại khu xử lý rác thải công nghiệp hay ở nhà? Hiện tại có quá ít cơ sở xử lý rác thải công nghiệp, vì vậy họ quyết định sử dụng phương án thứ hai để loại bỏ mọi rào cản do vấn đề thiếu hụt về cơ sở hạ tầng của địa phương hoặc khu vực.

Giải pháp nhựa sinh học có thể phân hủy, ăn được.

Thương hiệu đã chọn một loại màng xenlulo được làm bằng sợi nano (NFC) do Weston Graphics cung cấp, được chứng nhận có thể tiêu hóa kỵ khí. Giống như sản phẩm, bao bì được làm từ thực vật.

MacMaster cho biết: “Lớp bao bì trông giống như các màng nhựa tiêu chuẩn, nhưng nó bị phân hủy do hơi ấm và độ ẩm ở nhà và trong bất kỳ môi trường nào trong một thời gian hợp lý, đó là 30 ngày, bao gồm cả môi trường biển. Loại bao bì này thậm chí còn an toàn để ăn – Tôi đã tự mình ăn nhiều lần”.

Loại màng phân hủy sinh học nhận được nhiều chứng nhận
Loại màng phân hủy sinh học nhận được nhiều chứng nhận

Loại bao bì này rất dễ phân hủy. Thậm chí, thương hiệu này còn điều chỉnh công thức thành phần của thực phẩm chứa bên trong để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình phân hủy của bao bì, bao gồm việc cân bằng lượng dầu và độ ẩm cần thiết của thực phẩm.

Ngoài ra, mực in trên bao bì là loại mực đậu nành chất lượng cao, phù hợp với quy trình ủ phân.

Impact Snacks cũng mua đủ tín dụng carbon để bù đắp dấu vết của chính công ty và bất kỳ lỗi nào trong khâu khác nhau của toàn bộ chuỗi cung ứng.

Nguồn: Plasticstoday.com

Khẩu trang có thể phân hủy đầu tiên trên thế giới

Khẩu trang có thể phân hủy sinh học được làm bằng nguyên liệu tự nhiên, giúp bảo vệ môi trường

Công ty Bioinicia và Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Tây Ban Nha (CSIC) đã cho ra mắt khẩu trang sợi nano có thể phân hủy sinh học đầu tiên trên thế giới. Loại khẩu trang này có khả năng lọc hơn 98% giọt bắn và phân hủy trong vòng hai mươi hai ngày.

Đây là lựa chọn bền vững nhất để tránh sự tích tụ của rác thải khẩu trang trong môi trường. Bên cạnh đó, điều đặc biệt nhất là chúng được sản xuất bằng nguyên liệu thô có nguồn gốc từ sinh khối hoặc chất thải hữu cơ được tái chế dưới hình thức ủ công nghiệp.

Những chiếc khẩu trang thông thường mang đến nguy cơ cho hành tinh của chúng ta. Một hành động đơn giản như loại bỏ chúng sau khi sử dụng có thể gây tổn hại lớn đến môi trường. Vứt khẩu trang vào nhà vệ sinh hoặc trên sàn nhà hay ở những nơi không được khuyến nghị là một vấn đề nghiêm trọng, vì nó gây ra thiệt hại tương tự như rác thải nhựa. Vì lý do này, Bioinicia đã phát triển khẩu trang phân hủy sinh học nhằm giải quyết những vấn đề nan giải trên.

Khẩu trang có thể phân hủy sinh học được làm bằng nguyên liệu tự nhiên, giúp bảo vệ môi trường
Khẩu trang có thể phân hủy sinh học được làm bằng nguyên liệu tự nhiên, giúp bảo vệ môi trường

José María Lagarón, nhà nghiên cứu thuộc CSIC và cũng là lãnh đạo nhóm các nhà nghiên cứu đã cùng với Bioinicia phát triển bộ lọc sợi nano PROVEIL® EPI như một giải pháp bền vững. Toàn bộ dòng khẩu trang PROVEIL® EPI có ít hơn 30% chất dẻo trong thành phần, ngay từ đầu đã là một cam kết của công ty đối với môi trường. Các thành phần của khẩu trang phân hủy sinh học sẽ được chuyển hóa thành nước và CO2 theo thời gian, giúp giảm thiểu hàng triệu tấn nhựa thải ra các đại dương.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, hầu hết các loại khẩu trang hiện nay đều được làm bằng nhựa có nguồn gốc từ dầu mỏ, không phân hủy sinh học. Do đó, chúng sẽ tồn tại hàng trăm năm như một chất gây ô nhiễm trong môi trường và có thể phân rã tạo ra vi nhựa thâm nhập vào chuỗi thức ăn của con người.

Nhiều số liệu cho thấy rằng, năm 2020 có khoảng 1.500 triệu khẩu trang được thải ra biển, tạo ra một loại rác thải mới trong đại dương. Một vấn đề khác đối với sự tích tụ của khẩu trang trong môi trường và trong các bãi chôn lấp là sản phẩm này có đặc tính dùng một lần, việc sản xuất chúng từ nhựa sẽ làm tăng thêm khí CO2 vào bầu khí quyển, do đó trở thành tác nhân thúc đẩy hiệu ứng nhà kính.

Giám đốc tổ chức OceansAsia, Phelps Bondaroff cho biết: “1.560 triệu chiếc khẩu trang được ném xuống đại dương vào năm 2020 sẽ chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Chúng chỉ là một phần nhỏ trong số khoảng 8 đến 12 triệu tấn nhựa đi vào đại dương của chúng ta mỗi năm”.

Nguồn: Explica.co

Bao bì không nhựa làm từ bỏng ngô

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Göttingen đã phát triển một loại vật liệu thân thiện với môi trường có nguồn gốc thực vật để thay thế cho Polystyrene (PS).

Làm vật liệu đóng gói từ bỏng ngô nghe có vẻ như một trò đùa ngô nghê, nhưng một nhóm các nhà khoa học của trường Đại học Göttingen lại nghĩ khác. Trong nhiều năm, nhóm nghiên cứu đã dồn toàn bộ tâm huyết và chuyên môn của mình để nghiên cứu quy trình sản xuất các sản phẩm làm từ bỏng ngô. Các nhà khoa học cho biết các sản phẩm này hoàn toàn tiềm năng để trở thành những giải pháp thân thiện với môi trường thay thế cho polystyrene hoặc nhựa. Hiện nay, trường Göttingen đã ký thoả thuận cấp phép với công ty Nordgetreide nhằm thương mại hoá quy trình và sản phẩm cho lĩnh vực này.

Bao bì làm từ bỏng ngô - giải pháp bền vững cho môi trường
Bao bì làm từ bỏng ngô – giải pháp bền vững cho môi trường

Ngành công nghiệp bao bì hiện vẫn là ngành sử dụng nhựa nhiều nhất với tỷ trọng gần 40%. Tuy nhiên các nhà sản xuất lớn và các hệ thống bán lẻ từ lâu đã bắt đầu suy nghĩ về việc điều chỉnh cách thức đóng gói của họ, hướng nhiều hơn đến tái chế. Quy trình được phát triển bởi nhóm nghiên cứu Chemie và Verfahrenstechnik von Verbundwerkstoffen tại Khoa Lâm nghiệp và Sinh thái rừng, Đại học Göttingen, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nguyên liệu tái tạo. Họ cũng đã chế tạo thành công một số mẫu khuôn ba chiều được làm từ bắp rang. Ưu điểm lớn của loại vật liệu dạng hạt này là có nguồn gốc sinh học tái tạo, thân thiện với môi trường và bền vững. Do đó, nó là một giải pháp thay thế tuyệt vời cho các sản phẩm polystyrene đang được dùng phổ biến.

Người đứng đầu nhóm nghiên cứu, giáo sư Alizera Kharazipour giải thích: “Quy trình mới này, dựa trên công nghệ được phát triển trong ngành nhựa, cho phép sản xuất một loạt các bộ phận đúc: “Điều này đặc biệt quan trọng khi đóng gói vì nó đảm bảo rằng sản phẩm được vận chuyển an toàn, chất thải được giảm tối thiểu. Và tất cả những điều này đạt được nhờ việc sử dụng một loại vật liệu thậm chí có khả năng phân huỷ sinh học ngay sau khi sử dụng.”

Ngoài ra, các sản phẩm làm từ bỏng ngô này không thấm nước, mở ra hướng đi mới cho các ứng dụng đa dạng hơn trong tương lai.

Stefan Schult, Giám đốc điều hành của Nordgetreide, đơn vị sở hữu giấy phép độc quyền cho quy trình này, cho biết: “Mỗi ngày chúng ta đều gây ô nhiễm Trái đất với một lượng rác thải ngày càng tăng, đây sẽ là gánh nặng cho hệ sinh thái trong hàng ngàn năm tới. Bao bì được làm từ bỏng ngô của chúng tôi sẽ là một giải pháp thay thế bền vững tuyệt vời cho polystyrene có nguồn gốc từ dầu mỏ. Bao bì có nguồn gốc thực vật được làm từ chính phế phẩm trong quá trình sản xuất bánh ngô và có thể phân huỷ mà không để lại dư lượng độc hại nào ra môi trường.

Nguồn: bioplasticsmagazine

Trung Quốc cấm sử dụng nhựa không phân hủy dùng một lần trên các chuyến bay

Từ 2022, Trung Quốc sẽ cấm sử dụng túi, bộ đồ ăn và ống hút bằng nhựa dùng một lần trên các chuyến bay nội địa.

Một nhân viên của China Eastern Airlines chuẩn bị các bữa ăn trên máy bay tại một chi nhánh của công ty tại Taiyuan, tỉnh Thiểm Tây.
Một nhân viên của China Eastern Airlines chuẩn bị các bữa ăn trên máy bay tại một chi nhánh của công ty tại Taiyuan, tỉnh Thiểm Tây.

Các sân bay có lưu lượng hàng năm ít nhất 2 triệu hành khách cũng sẽ ngừng cung cấp các sản phẩm như vậy vào năm tới và lệnh cấm sẽ được mở rộng đối với tất cả các sân bay và các chuyến bay chở khách quốc tế vào năm 2023.

Lệnh cấm là một phần của kế hoạch 5 năm do chính quyền Trung Quốc ban hành nhằm kiểm soát ô nhiễm nhựa. Theo kế hoạch, đến năm 2025, mức tiêu thụ nhựa không phân hủy dùng một lần trong ngành hàng không dân dụng sẽ giảm mạnh so với mức năm 2020.

Các hãng hàng không trong nước đã bắt đầu quá trình chuyển đổi xanh, với một số công ty thay thế bộ đồ ăn bằng nhựa dùng một lần bằng đồ có thể tái chế và thí điểm phân loại rác trên máy bay.

Nguồn: Xinhuanet.com

Bắt tay với đối tác chiến lược hàng đầu thế giới, An Phát Holdings “tăng tốc” dự án Nhà máy nguyên liệu xanh lớn nhất Đông Nam Á

Nguyên liệu sinh học phân huỷ hoàn toàn của nhà máy PBAT An Phát sẽ được xuất khẩu và phục vụ nhu cầu sản xuất, thương mại của An Phát Holdings

“Đại dự án” nhà máy sản xuất chất dẻo sinh học phân huỷ hoàn toàn PBAT của An Phát Holdings đầu tư vừa chính thức được phê duyệt Chứng nhận Đầu tư. Thêm đó, Tập đoàn này   vừa công bố đã ký Hợp đồng với nhà thầu hàng đầu thế giới – Technip Energies cho gói thầu Thiết kế tổng thể (FEED) nhà máy, các sáng chế nguyên liệu cũng chính thức được cấp quyền sở hữu trí tu

Theo thông tin mới cập nhật về tiến độ dự án Nhà máy sản xuất chất dẻo sinh học phân hủy hoàn toàn PBAT An Phát, An Phát Holdings (APH) đã chính thức hoàn tất thủ tục ký kết hợp đồng với Tập đoàn Technip Energies về hạng mục Thiết kế tổng thể (FEED) nhà máy.

Theo đó, nhà thầu hàng đầu trên thế giới sẽ đảm nhận thiết kế tổng thể nhà máy nguyên liệu xanh hàng đầu Đông Nam Á của Tập đoàn An Phát Holdings. Gói thầu FEED sẽ được thực hiện bởi công ty con của Technip Energies tại khu vực Đông Nam Á là Technip Engineering Thái Lan, có sự phối hợp với văn phòng Technip Zimmer GmbH (Đức) và dự kiến ​​hoàn thành vào quý IV năm 2021.

Được biết, đây là lần đầu tiên Technip Energies hợp tác với một doanh nghiệp trong lĩnh vực nguyên liệu xanh tại Việt Nam. Trước đó, Tập đoàn này đã thành công với nhiều dự án lớn trọng điểm như các tổ hợp nhà máy lọc dầu Bình Sơn (Dung Quất) – Quảng Ngãi; Nghi Sơn – Thanh Hóa; Long Sơn – Vũng Tàu; Đạm Phú Mỹ – Vũng Tàu và hàng loạt các công trình khác ở Vũng Tàu…

Theo ông Đinh Xuân Cường – Phó chủ tịch, Tổng Giám đốc An Phát Holdings: “Lựa chọn đối tác thiết kế nổi tiếng, APH mong muốn đưa PBAT An Phát JSC sánh ngang tầm với các nhà máy nguyên liệu xanh hàng đầu thế giới khác. Với nguồn lực đầu tư lớn về công nghệ, cơ sở vật chất và nhân lực, chúng tôi muốn chứng minh rằng chuỗi cung ứng nguyên liệu xanh không chỉ là thế mạnh của các nước phát triển mà chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện và thành công được ở một quốc gia đang phát triển, miễn là chúng ta có tâm huyết đến tận cùng”.

Nguyên liệu sinh học phân huỷ hoàn toàn của nhà máy PBAT An Phát sẽ được xuất khẩu và phục vụ nhu cầu sản xuất, thương mại của An Phát Holdings
Nguyên liệu sinh học phân huỷ hoàn toàn của nhà máy PBAT An Phát sẽ được xuất khẩu và phục vụ nhu cầu sản xuất, thương mại của An Phát Holdings

Các hợp tác chiến lược giữa An Phát Holdings và Technip Energies cho thấy sự bài bản và mức độ đầu tư lớn của An Phát Holdings để sở hữu một nhà máy nguyên liệu xanh công suất lớn có công nghệ và dây chuyền sản xuất hiện đại bậc nhất trên thế giới.

Không chỉ “chọn mặt gửi vàng” nhà thầu công nghệ hàng đầu thế giới, An Phát Holdings cũng đang đẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng nhà máy. Cụ thể, Tập đoàn này đã tăng cường nghiên cứu, hướng đến nắm giữ công nghệ lõi để sản xuất nguyên liệu xanh. Tháng 7 vừa qua, An Phát Holdings tiến hành đăng ký sở hữu trí tuệ cho 2 sáng chế nguyên liệu xanh là PBAT và PBS, từ đó trở thành đơn vị độc quyền sở hữu công nghệ điều chế, sản xuất PBAT và PBS tại Việt Nam. Với sự phối hợp và hỗ trợ của Technip Energies, An Phát Holdings cũng tiến hành kiểm chứng chất lượng nguyên liệu PBAT và PBS tại dây chuyền thử nghiệm của Technip Zimmer GmbH (Đức) và cho ra kết quả nguyên liệu thành phẩm với chất lượng tốt nhất, được đánh giá tương đương với nguyên liệu xanh cung cấp bởi các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành nguyên liệu trên thế giới như: BASF, Novamont…

Một bước tăng tốc quan trọng khác là Tập đoàn này đã hoàn tất thủ tục và chính thức được Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án PBAT An Phát tại KCN Đình Vũ (Hải Phòng). Nhà máy với công suất 30.000 tấn/ năm, dự kiến sẽ được An Phát Holdings đưa vào khởi công cuối năm nay, xây dựng trong vòng 24 tháng, và sẵn sàng đi vào hoạt động đầu năm 2024.

Như vậy, dù trong bối cảnh khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng APH vẫn đảm bảo tiến độ và tăng tốc cho “đại dự án” này. Nhà máy nguyên liệu xanh PBAT sẽ được đảm bảo bởi dây chuyền công nghệ hiện đại bậc nhất, sản xuất ra các sản phẩm với tiêu chuẩn chất lượng hàng đầu thế giới. Khi nhà máy đi vào hoạt động, Việt Nam sẽ chính thức gia nhập chuỗi cung ứng nguyên liệu xanh toàn cầu.

Chính phủ phê duyệt đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa, doanh nghiệp Việt hành động gì?

Mới đây, Chính phủ ban hành Quyết định 1316/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam, cho thấy quyết tâm mạnh mẽ hơn nữa của Chính phủ trong việc giảm thiểu, thay thế túi nilon bằng các sản phẩm thân thiện môi trường. Đứng trước tình hình này, nhiều doanh nghiệp Việt đã có những bước đi chiến lược với mục đích đồng hành cùng Chính phủ thực hiện mục tiêu đề ra.

Quyết định 1316/QĐ-TTg của Chính phủ nhấn mạnh đặt mục tiêu đến năm 2025 sử dụng 100% túi nilon, bao bì thân thiện với môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế cho túi nilon khó phân hủy. Đảm bảo thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý 85% lượng chất thải nhựa phát sinh, giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển và đại dương. Phấn đấu 100% các khu du lịch, khách sạn không sử dụng túi nilon khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần.

Đây cũng được xem là hành động quyết tâm nối tiếp Chỉ thị 33/CT-TTg của Chính phủ ban hành về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa. Yêu cầu triệt để việc giảm thiểu sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần.

Theo đó, một trong các nhiệm vụ và giải pháp cấp bách lúc này để thực hiện đề án là tăng cường nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường. Chính phủ cũng yêu yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức tăng cường nghiên cứu, đầu tư và phát triển công nghệ sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa. Nghiên cứu, thiết kế, sản xuất bao bì, sản phẩm nhựa tối ưu nhằm giảm tối đa định mức nguyên liệu nhựa/sản phẩm. Đồng thời nâng cao năng lực các phòng thí nghiệm trọng điểm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, thử nghiệm, đánh giá và chứng nhận chất lượng các sản phẩm bao bì thay thế sản phẩm nhựa và sản phẩm túi nilon phân hủy sinh học, thân thiện với môi trường đáp ứng quy định của Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt không đợi có đề án mới thực hiện

Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt đã chuyển hướng nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm  thân thiện môi trường nhằm thay thế các sản phẩm nhựa dùng một lần. Tuy nhiên, đa phần các nhà sản xuất trong lĩnh vực này lại gặp khó khăn về vấn đề nguyên liệu khi họ phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài, sản xuất tại Việt Nam và quay lại phân phối ra thị trường. Điều này làm tăng giá thành sản phẩm, phụ thuộc rất nhiều vào đối tác cung ứng và vận chuyển.

Dó đó, bài toán chuỗi cung ứng nguyên liệu khép kín đang là thách thức và trở ngại rất lớn với nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này.

Trong khi nhiều doanh nghiệp đang bối rối về vấn đề  này thì An Phát Holdings đã mạnh tay đầu tư xây dựng nhà máy nguyên liệu xanh mang tên Nhà máy sản xuất chất dẻo sinh học phân huỷ hoàn toàn PBAT An Phát trị giá 100 triệu đô la Mỹ với quy mô lớn nhất Đông Nam Á, quyết tâm “nắm đằng chuôi” để chủ động cung cấp nguyên liệu và sản xuất sản phẩm xanh thay thế các sản phẩm nhựa dùng một lần.

Đơn vị này cũng xác định mục tiêu trước mắt, cũng là mục tiêu bền vững là chủ động nguyên liệu sản xuất giúp giảm giá thành sản phẩm đồng thời thực hiện kế hoạch đưa nguyên liệu xanh của Việt Nam ra thế giới.

Dự án xây dựng nhà máy PBAT An Phát đã chính thức được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp chứng nhận đăng ký đầu tư, có công suất 30.000 tấn/năm và dự kiến bắt đầu hoạt động sản xuất  năm 2024 tại KCN Đình Vũ, Hải Phòng.

Sản phẩm ống hút bột gỗ AnEco của An Phát Holdings làm từ nguyên liệu sinh học phân hủy hoàn toàn.
Sản phẩm ống hút bột gỗ AnEco của An Phát Holdings làm từ nguyên liệu sinh học phân hủy hoàn toàn.

An Phát Holdings hiện đã có trong tay công nghệ lõi độc quyền sản xuất nguyên liệu của Hàn Quốc, đã huy động được nguồn vốn, nhân lực và hợp tác với đối tác hàng đầu từ Đức để thực hiện dự án. Đây được kỳ vọng là bước tiến quan trọng của doanh nghiệp Việt Nam trong việc tạo lập chuỗi cung ứng của riêng mình, giải quyết triệt để bài toán nguyên liệu.

Nhà máy của An Phát Holdings sản xuất bao bì màng mỏng và sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco.
Nhà máy của An Phát Holdings sản xuất bao bì màng mỏng và sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco.

Với nhà máy này, An Phát Holdings sẽ sử dụng hệ thống dây chuyền hiện đại bậc nhất để đưa ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Nhà máy được thiết kế với phần trăm tự động hóa cao. Các chuyên gia có thể vận hành từ phòng điều khiển từ xa, đảm bảo độ chính xác và an toàn cao.

Khi nhà máy đi vào hoạt động, 70% sản phẩm  sẽ dùng để phục vụ nhu cầu sản xuất của Tập đoàn này, 30% sẽ dùng để thương mại tại các thị trường mục tiêu như Hoa Kỳ, EU, Canada, Hàn Quốc, Úc.

Dự án PBAT hoàn thành sẽ giúp An Phát Holdings hoàn thiện hệ sinh thái khép kín, chính thức đưa tập đoàn này tham gia trực tiếp vào chuỗi cung ứng nguyên liệu xanh  toàn cầu. Hơn thế nữa, việc làm chủ nguồn nguyên liệu sẽ giúp tập đoàn này giảm giá thành sản phẩm  thân thiện môi trường, vốn luôn là một rào cản trong việc tiếp cận với đại đa số khách hàng.

APH tổ chức trực tuyến Lễ sơ kết 6 tháng đầu năm

Ngày 29/7/2021, An Phát Holdings đã tổ chức Lễ sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm. Đây là hoạt động thường niên nhằm đánh giá về tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh trong quý I, quý II và đề ra những phương án tăng cường sản xuất trong giai đoạn nửa cuối năm.

Buổi lễ có sự tham dự của Chủ tịch Tập đoàn Phạm Ánh Dương cùng toàn thể Ban Lãnh đạo Tập đoàn và BLĐ công ty thành viên tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Dương, Hưng Yên, Yên Bái…

Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Tập đoàn đã tổ chức buổi lễ bằng hình thức trực tuyến, đảm bảo công tác phòng, chống dịch.

APH tổ chức Lễ tổng kết bằng hình thức trực tuyến
APH tổ chức Lễ sơ kết bằng hình thức trực tuyến

Điểm lại tình hình hoạt động kinh doanh nửa đầu năm 2021, Tập đoàn đã ghi nhận những việc đã làm được và chưa làm được trong hoạt động sản xuất và triển khai các dự án trọng điểm của năm.

Trong đó, Ban Lãnh đạo Tập đoàn nhấn mạnh một số hoạt động quan trọng trong thời gian qua như việc hợp tác với Actis – Quỹ đầu tư Anh quốc vào lĩnh vực bất động sản công nghiệp, chuẩn bị khởi công dự án Nhà máy sản xuất chất dẻo sinh học phân huỷ hoàn toàn PBAT An Phát, tăng cường hoạt động xuất khẩu đến Mỹ, châu Âu… trong tình hình kinh tế thế giới đang dần phục hồi.

Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh trong nước khó khăn và thực trạng cước vận tải tăng cao trên thế giới nhưng Tập đoàn đã đạt được những kết quả khả quan cả về doanh thu và lợi nhuận. Ban Lãnh đạo Tập đoàn đã khen tặng và trao thưởng cho 3 công ty thành viên đạt thành tích tốt nhất là Nhựa An Phát Xanh, An Phát Complex và An Thành Bicsol. BLĐ Tập đoàn đã bày tỏ niềm tin tưởng đối với đội ngũ lãnh đạo CTTV và CBNV, động viên toàn Tập đoàn luôn cố gắng và nỗ lực hơn nữa trong giai đoạn sắp tới.

Đại diện An Phát Complex, ông Phạm Văn Tuấn (phải) – Phó TGĐ Tập đoàn, TGĐ An Phát Complex nhận hoa chúc mừng từ ông Đinh Xuân Cường – Phó Chủ tịch, TGĐ Tập đoàn
Ông Đinh Xuân Cường – Phó Chủ tịch, TGĐ Tập đoàn tặng hoa chúc mừng An Thành Bicsol, bà Đào Thị Bích – P.TGĐ thường trực, đại diện Công ty nhận hoa chúc mừng.

Kế hoạch 6 tháng cuối năm, Ban Lãnh đạo đề nghị toàn bộ các CTTV tập trung cao độ cho sản xuất kinh doanh nhằm đạt mục tiêu đề ra, đồng thời đảm bảo sự an toàn tối đa cho sản xuất và toàn thể CBNV, đẩy mạnh kế hoạch tiêm vaccine Covid-19 cho nhân viên… Đây là chìa khóa giúp Tập đoàn thành công trong năm 2021 và tạo bàn đạp cho năm 2022-2023.

Ủy ban Châu Âu ban hành hướng dẫn về Chỉ thị Nhựa dùng một lần (SUP) mới

Ủy ban Châu Âu đã công bố một tài liệu hướng dẫn nhằm hỗ trợ các quốc gia thành viên thực hiện Chỉ thị về đồ nhựa dùng một lần (SUP) ở cấp quốc gia vào ngày 3 tháng 7 năm 2021.

Tài liệu này sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin như giải thích rõ các định nghĩa, hướng dẫn thực hiện chỉ thị 2019/904 về việc giảm tác động của nhựa đến môi trường. Chỉ thị trước đó được ban hành áp dụng cho tất cả các sản phẩm nhựa sử dụng một lần, các sản phẩm làm từ nhựa phân rã oxo và các loại ngư cụ có chứa nhựa. Đặc biệt, các sản phẩm trọng tâm trong chỉ thị lần này bao gồm: bóng bay, que bóng bay, các loại hộp đựng đồ uống có dung tích đến 3 lít, bao gồm cả thân hộp và nắp; hộp đựng đồ uống làm bằng xốp polystyrene, chai nước, dụng cụ khuấy, bông ngoáy tai, dao thìa dĩa, đũa dùng một lần, hộp xốp đựng thực phẩm, khăn giấy ướt, ống hút…

Hướng dẫn của Ủy ban Châu Âu nêu rõ rằng phạm vi của Chỉ thị SUP áp dụng cho bao bì của các sản phẩm thực phẩm và đồ uống, không thể sử dụng lại hoặc tái sử dụng. Như vậy, chai nhựa và bao bì chứa nhựa (theo định nghĩa của REACH và chỉ thị SUP) của các loại đồ ăn và đồ uống sẽ được điều chỉnh bởi các quy định chung của Chỉ thị SUP của Châu Âu.

Châu Âu xây dựng chiến lược hành động về nhựa trong nền kinh tế tuần hoàn
Châu Âu xây dựng chiến lược hành động về nhựa trong nền kinh tế tuần hoàn

Chỉ thị về Nhựa dùng một lần (SUP) được xây dựng với mục đích ngăn ngừa và giảm tác động đến môi trường của một số sản phẩm nhựa và thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn bằng cách đưa ra các biện pháp phù hợp với các sản phẩm được điều chỉnh bởi chỉ thị, bao gồm lệnh cấm trên toàn Châu Âu với các sản phẩm nhựa dùng một lần khi có sẵn các sự lựa chọn thay thế.

Bên cạnh đó, Ủy ban Liên minh Châu Âu cũng đã công bố Bộ Hỏi & Đáp về việc áp dụng các quy tắc SUP, vì có thể dự kiến rằng việc thực hiện Chỉ thị ở 27 Quốc gia Thành viên Liên minh Châu Âu không thống nhất và có thể bị gián đoạn. Ngoài ra, Ủy ban cũng công bố Đạo luật thực thi và các tài liệu phụ lục báo cáo dữ liệu về ngư cụ được bán trên thị trường và ngư cụ đánh bắt phế thải được thu gom tại các quốc gia thành viên.

Nguồn:bbia.org.uk

NatureWorks đầu tư nhà máy sản xuất PLA ở Thái Lan

Ngày 27/5, Hội đồng Đầu tư Thái Lan (BOI) cho biết đã chấp thuận cho Công ty TNHH NatureWorks Châu Á Thái Bình Dương đầu tư hơn 15 tỷ baht (khoảng 190 triệu USD) xây dựng nhà máy sản xuất Polylactic Acid (PLA) tại Thái Lan.

Theo đó, công ty TNHH NatureWorks Châu Á Thái Bình Dương sẽ đầu tư vào dự án sản xuất Axit Polylactic (PLA) – một loại polymer có nguồn gốc từ thực vật, tạo ra lượng khí thải carbon thấp. Điều này thể hiện sức hút của Thái Lan đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất nhựa phân hủy sinh học.

Nhà máy của NatureWorks sẽ sản xuất khoảng 75.000 tấn PLA mỗi năm. BOI cho biết, nhựa PLA được sử dụng để sản xuất hàng hóa có thể phân hủy sinh học, ứng dụng cho các sản phẩm từ hộp đựng thực phẩm đến khẩu trang y tế và thiết bị gia dụng.

Bà Duangjai Asawachintachit, Tổng thư ký BOI cho biết: “Dự án này một lần nữa thể hiện vai trò dẫn đầu của Thái Lan trong khu vực ASEAN khi nói đến chuỗi giá trị nhựa sinh học. Nền nông nghiệp vững mạnh của chúng tôi sẽ cung cấp các nguyên liệu thô cần thiết, trong khi đó hệ thống phân phối, dịch vụ vận tải và vị trí chiến lược của chúng tôi sẽ giúp các công ty kinh doanh hiệu quả”.

Nhà máy sẽ được đặt tại Nakhon Sawan Biocomplex, một khu dự án được thành lập phù hợp với mục tiêu BCG của Thái Lan (dành cho các hoạt động kinh tế Xanh), cách Bangkok khoảng 200 km về phía Bắc.

NatureWorks Châu Á Thái Bình Dương là công ty con trực thuộc NatureWorks LLC – nhà sản xuất PLA hàng đầu thế giới có trụ sở tại Hoa Kỳ. PLA của NatureWorks được thương mại dưới nhãn hiệu Ingeo.

Từ năm 2015 đến tháng 3/2021, BOI đã phê duyệt tổng cộng 21 dự án trong chuỗi giá trị nhựa sinh học, từ trung ương đến địa phương, với tổng giá trị đầu tư hơn 31 tỷ baht. Hầu hết các dự án này đã đi vào sản xuất.

Nguồn: Hội đồng đầu tư Thái Lan (BOI)

Hiệp hội Nhựa Mỹ phát hành “Lộ trình đến năm 2025” giải quyết triệt để rác thải nhựa

Lộ trình của Hiệp hội Nhựa Hoa Kỳ

“Lộ trình đến năm 2025” tập trung vào việc thúc đẩy tái chế nhựa và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn khép kín các sản phẩm từ nhựa.

Thành lập vào tháng 8 năm 2020, Hiệp hội nhựa Mỹ là một tổ chức do The Recycling Partnership và Tổ chức Quốc tế về Bảo Tồn Thiên nhiên (WWF) đứng đầu, một phần của mạng lưới Hiệp hội Nhựa toàn cầu của Quỹ Ellen MacArthur. Tổ chức này tập hợp một hệ sinh thái tổng thể gồm các cơ quan đa ngành cùng chung một tầm nhìn và chiến lược quốc gia nhằm giải quyết triệt để vấn đề rác thải nhựa năm 2025. Hiệp hội có sự tham gia của hàng chục bên liên quan – các Nhà hoạt động Hiệp hội nhựa Hoa Kỳ.

Vào ngày 15/06/2021, Hiệp hội này đã công bố một “Lộ trình đến năm 2025” với kỳ vọng giúp giảm thiểu rác thải nhựa trong môi trường sống và xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn cho ngành nhựa ở Hoa Kỳ vào năm 2025. Tổ chức được hỗ trợ bởi gần 100 tập đoàn, start-ups, các tổ chức nghiên cứu, tổ chức phi chính phủ, trường đại học, chính quyền tiểu bang và địa phương trong chuỗi giá trị ngành nhựa bao bì.

Mục tiêu của Lộ trình bao gồm:

  • Xác định danh sách bao bì, sản phẩm nhựa không cấp thiết trong năm 2021 và kế hoạch thực hiện các biện pháp để loại bỏ những mặt hàng này vào năm 2025
  • 100% bao bì nhựa được tái sử dụng, tái chế hoặc có thể phân hủy sinh học hoàn toàn vào năm 2025
  • Đến năm 2025, thực hiện các kế hoạch đầy tham vọng nhằm tái chế một cách hiệu quả hoặc xử lý 50% bao bì nhựa.
  • Đến năm 2025, hàm lượng tái chế trung bình hoặc hàm lượng có nguồn gốc sinh học được sử dụng để sản xuất bao bì nhựa đạt tối thiểu 30%

Lộ trình của Hiệp hội Nhựa Hoa Kỳ được xây dựng nhằm thúc đẩy các mục tiêu này và đo lường tiến độ thông qua các báo cáo hàng năm. Đồng thời, nó còn được coi là một tài liệu “sống” có thể được điều chỉnh tùy vào tình hình thực tế.

Emily Tipaldo, Giám đốc Điều hành, Hiệp hội Nhựa Hoa Kỳ cho biết: “Tình trạng cơ sở hạ tầng hiện tại của Hoa Kỳ, cùng với việc thiếu hụt các chương trình khuyến khích tái chế bao bì nhựa, đã gây ra căng thẳng lớn trong chuỗi giá trị”. “Lộ trình được thiết kế giúp các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp Hoa Kỳ hành động dựa trên những thay đổi đáng kể, cần thiết trên toàn hệ thống để hiện thực hóa nền kinh tế tuần hoàn đối với nhựa vào năm 2025. Khung thời gian ngắn và khối lượng công việc rất lớn, nhưng nếu chúng ta không làm gì cả, tầm nhìn của một nền kinh thế tuần hoàn trên toàn nước Mỹ sẽ phải nhường chỗ cho hiện trạng thực tế. Chúng tôi mong muốn được hợp tác với tất cả các Nhà hoạt động trong Hiệp hội để cùng nhau thúc đẩy những thay đổi quan trọng này.”

Lộ trình của Hiệp hội Nhựa Hoa Kỳ
Lộ trình của Hiệp hội Nhựa Hoa Kỳ

Một trong những Nhà hoạt động của Hiệp hội Nhựa Hoa Kỳ là Hiệp hội Quốc gia về nguồn tài nguyên PET (NAPCOR). NAPCOR chịu trách nhiệm theo dõi và báo cáo về việc thu hồi chai PET trong báo cáo Tái chế PET hàng năm, con số này hiện đang dao động khoảng 30% trong hơn thập kỷ qua.

Darrel Collier, Giám đốc Điều hành NAPCOR cho biết “PET có các đặc tính đặc biệt không chỉ khiến nó trở thành vật liệu tuyệt vời để sản xuất chai và hộp đựng mà còn có thể tái chế lại nhiều lần.” “Mục tiêu tái chế 50% của Hiệp hội là đầy tham vọng nhưng không phải là không thể. Trên thế giới, PET có tỷ lệ tái chế vượt quá 50%. Để đạt được mục tiêu này tại Hoa kỳ, chúng tôi bắt buộc phải suy nghĩ khác đi về các thức thu gom, bao gồm cả việc áp dụng các chương trình khuyến khích thu gom”.

Phản hồi của các bên liên quan:

Cùng xem thêm các bên liên quan từ nhà cung cấp đến các thương hiệu lớn sẽ nói gì về Lộ trình này:

“Để giải quyết trọn vẹn nhất vấn đề khủng hoảng rác thải nhựa ở Hoa Kỳ, chúng ta phải đoàn kết tất cả các bên liên quan – các nhà lãnh đạo ngành, hệ thống quản lý rác thải và các nhà hoạt động chính sách đều phải hành động theo một kế hoạch thống nhất. Lộ trình này sẽ là chìa khóa để thiết lập chiến lược quốc gia để đạt được các mục tiêu đã đặt ra và đo lường tiến trình của chúng một cách nhất quán và minh bạch” – Erin Simon, Trưởng bộ phận phụ trách vấn đề chất thải nhựa và kinh doanh, Tổ chức Quốc tế về Bảo Tồn Thiên nhiên (WWF).

“Amcor cam kết tạo ra những loại bao bì có thể tái chế và tái sử dụng. Chúng tôi liên tục và nghiên cứu đổi mới các loại bao bì có thể tái chế hoặc tận dụng được nhiều nguồn nguyên liệu tái chế hơn, nhưng chúng tôi cũng cần nâng cấp thêm về cơ sở hạ tầng và mong muốn có sự tham gia của người tiêu dùng. Đó là lý do tại sao chúng tôi tự hào hỗ trợ việc triển khai Lộ trình Hiệp hội Nhựa Hoa Kỳ – cho thấy sự hợp tác xuyên suốt chuỗi giá trị để giải quyết vấn đề rác thải.” – David Clark, Giám đốc Phát triển bền vững của Amcor.

“Loại bỏ rác thải nhựa khỏi ngành công nghiệp bao bì là ưu tiên hàng đầu của Clorox. Chúng tôi nhận ra rằng để thúc đẩy tập thể cùng nỗ lực hướng tới một thế giới không còn rác thải nhựa sẽ cần các bên liên quan trên toàn chuỗi giá trị, và Lộ trình của Hiệp hội Hoa Kỳ là một kế hoạch vô cùng chi tiết để biến điều đó thành hiện thực. Lộ trình thành công, chúng tôi cũng sẽ thành công. Clorox tự tin có thể hiện thực hóa tầm nhìn và nhiệm vụ này.” Ed Huber, Giám đốc Phát triển bền vững, The Clorox Co.

Vậy còn Tái chế cao cấp (Advanced Recycling)?

Joshua Baca, Phó Chủ tịch về nhựa của Hội đồng Hóa học Hoa Kỳ cho biết “Chúng tôi hoan nghênh các mục tiêu của Lộ trình, một kế hoạch nhằm “khởi động hành động” một cách mạnh mẽ về việc tái chế nhựa ở Hoa Kỳ”. “Chúng tôi chia sẻ một tầm nhìn chung về xây dựng nền kinh tế tuần hoàn ngành nhựa và mong muốn có cơ hội làm việc với các đối tác liên quan”.

“Năm 2018, các nhà sản xuất nhựa của Hoa Kỳ đã thiết lập hai mục tiêu quan trọng: 100% bao bì nhựa có thể tái chế và được thu hồi vào năm 2030 và 100% bao bì được tái sử dụng, tái chế, và thu hồi vào năm 2040. Năm ngoái, chúng tôi cũng đã tự xây dựng cho riêng mình một lộ trình về việc tái sử dụng nhựa, với tầm nhìn sẽ huy động toàn bộ chuỗi giá trị ngành nhựa để đạt được mục tiêu này.

Baca cho biết: “Việc vắng mặt trong lộ trình của Hiệp hội Nhựa Hoa Kỳ là sự công nhận về vai trò của việc tái chế cao cấp trong việc đảm bảo nhựa được tái chế và sử dụng lại nhiều lần”. “Những đột phá trong tái chế cao cấp cho phép chúng tôi giảm thiểu chất thải bằng cách nắm bắt giá trị sau sử dụng của các loại nhựa như túi màng ghép phức hợp và màng phim, nhựa hỗn hợp và hộp xốp polystyrene. Và công nghệ tái chế tiên tiến ngày nay cho phép sản xuất nhựa đựng thực phẩm, y tế và dược phẩm từ nhựa đã qua sử dụng.

“Là một ngành công nghiệp, chúng tôi hy vọng Hiệp hội sẽ tập trung nhiều hơn vào các nỗ lực chủ động thúc đẩy tái chế nhựa và phát triển nền kinh tế tuần hoàn ngành nhựa.

“Chúng tôi cũng kêu gọi Hiệp hội phải minh bạch, dựa trên dữ liệu và đưa ra các khuyến nghị dựa trên khoa học và kỹ thuật, thay vì ý thức hệ, khi nói đến nỗ lực ‘loại bỏ nhựa có vấn đề’. Có một quy trình toàn diện và cởi mở sẽ tạo ra các kết quả đáng tin cậy và có đầy đủ thông tin hơn, đồng thời giảm thiểu rủi ro về các hậu quả không mong muốn có thể xảy ra do các nguyên liệu thay thế.

Baca tiếp tục: “Việc loại bỏ một số loại nhựa hoặc lệnh cấm không làm tăng khả năng tái chế nhựa. “Việc vội vàng chọn kẻ thắng người thua ngày nay cũng bỏ qua vai trò thiết yếu của bao bì ni lông trong việc giảm phát thải khí nhà kính so với các vật liệu khác.

“Như đã lưu ý, Lộ trình của Hiệp hội là một tài liệu “sống” và cần được phát triển và điều chỉnh dựa trên thực tế. Chúng tôi hy vọng một phần của sự phát triển này sẽ được tiếp tục đối thoại để đảm bảo một con đường rõ ràng để tái chế tất cả các loại nhựa.”

 

Nguồn: Plastictoday