Khu liên hợp sản xuất lớn thứ ba trên thế giới của BASF đặt tại Quảng Đông, Trung Quốc

Cuối tháng 9 vừa qua, sau hơn 4 năm nỗ lực đàm phán, Tập đoàn BASF và Tập đoàn Kỹ thuật Hóa học Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận hợp tác, tiến tới xây dựng Dự án khu liên hợp sản xuất của BASF đặt tại thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Với tổng số tiền đầu tư lên tới 10 tỷ euro, tương đương với 5 siêu nhà máy của Tesla, đây là khoản đầu tư nước ngoài lớn nhất từ ​​trước đến nay của Tập đoàn hóa chất BASF. Dự kiến ​​hoàn thành vào năm 2030 và sau khi đi vào hoạt động, Trạm Giang, Quảng Đông sẽ trở thành khu liên hợp sản xuất lớn thứ ba trên thế giới của BASF.

Xét về diện tích, trụ sở chính của BASF đặt tại Ludwigshafen trên sông Rhine vẫn là cơ sở sản xuất các sản phẩm hóa chất lớn nhất thế giới, trong khi nhà máy lớn thứ hai của BASF nằm ở thành phố cảng Antwerp của Bỉ.

Sau khi đi vào hoạt động, Dự án Trạm Giang dự kiến sẽ sản xuất không chỉ sản phẩm nguyên liệu hóa chất hữu cơ thông thường như ethylene, mà còn sản xuất một số sản phẩm phục vụ thị trường tiêu dùng.

Trong số đó, dự án sản xuất 60.000 tấn nhựa kỹ thuật mới mỗi năm đã được triển khai, cùng với đó là một loạt dự án polyurethane nhiệt dẻo khác (TPU) dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2023 để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ các ngành công nghiệp như ô tô và điện tử.

(Theo nguồn Echemi.com: https://www.echemi.com/cms/1014416.html)

Macau (Trung Quốc) cấm nhập khẩu một số đồ nhựa dùng 1 lần

Trong động thái mới nhất nhằm bảo vệ môi trường, Chính quyền Khu hành chính đặc biệt Macau (Trung Quốc) thông báo sẽ cấm nhập khẩu dao, dĩa và thìa nhựa dùng một lần không có khả năng phân hủy sinh học, từ ngày 1/1/2023.

Trong một công văn vừa được đăng tải mới đây, nhà chức trách Macau đã bổ sung thêm danh sách các sản phẩm bị cấm nhập khẩu trong đó bao gồm dao, dĩa và thìa nhựa dùng một lần, ngoại trừ những sản phẩm được làm từ nhựa phân hủy sinh học.

Theo Cục Bảo vệ Môi trường Macau (DSPA), lệnh cấm này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2023. Đây là thời điểm phù hợp để các ngành bị ảnh ảnh hưởng bởi lệnh cấm điều chỉnh hành vi và tìm ra các giải pháp thay thế đáp ứng quy định mới.

Cục Bảo vệ Môi trường Macau dự kiến sẽ tổ chức một Hội thảo với sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bị ảnh hưởng, nhằm làm rõ phạm vi của quy định mới cũng như các yêu cầu hoạt động cụ thể.

Trước đó, “Luật hạn chế cung cấp túi nhựa” cũng đã được Hội đồng Lập pháp Khu hành chính đặc biệt Macau thông qua vào ngày 8/8/2019 và có hiệu lực từ tháng 11/2019.

Theo giới chức Macau, những biện pháp này được đưa ra nhằm từng bước thực hiện các hạn chế mạnh mẽ hơn đối với sản phẩm nhựa dùng một lần. Năm 2020, Macau đã cấm nhập khẩu bộ đồ ăn bằng xốp dùng một lần bao gồm hộp dùng để đựng thực phẩm mang đi, và khay dùng để đóng gói các mặt hàng thực phẩm tươi sống như thịt, cá, trái cây và rau quả. Kể từ tháng 1 năm nay, Macau cũng cấm nhập khẩu ống hút thực phẩm và que khuấy một lần bằng nhựa không phân hủy./.

Great Wrap đã huy động nguồn vốn 24 triệu đô la để đầu tư cho màng bọc được làm từ phụ phẩm khoai tây

Great Wrap – Công ty khoa học vật liệu được thành lập và có trụ sở tại Victoria đã huy động vốn 24 triệu đô la để ‘đánh bật hoàn toàn nhựa hóa dầu khỏi kệ siêu thị’ với dòng sản phẩm phân hủy sinh học của mình.

Khoản đầu tư 24 triệu đô la bao gồm phần vốn chủ sở hữu 11 triệu đô, gây dựng bởi các nhà đầu tư, trong đó có Darren Thomas, W23, Grill’d Innovation Fund, Giant Leap, Small Giants, Thai Wah Ventures, GroundSwell, Trail Mix Ventures và Springbank Collective. Khoản tiền 13 triệu đô sau cùng là vốn không pha loãng đến từ DLL Group, chi nhánh tài trợ tài sản của Rabobank cùng các điều khoản mà Jordy Kay – người đồng sáng lập cho rằng ở mức cạnh tranh đối với một công ty khởi nghiệp,

Nguồn vốn chủ sở hữu sẽ được sử dụng chủ yếu để phát triển đội ngũ Great Wrap và mở rộng các thị trường mới. Doanh nghiệp đã bán sản phẩm cho 50.000 hội gia đình ở Úc dựa trên mô hình kinh doanh D2C (doanh nghiệp trực tiếp bán sản phẩm cho khách hàng) và sẽ ra mắt tại Hoa Kỳ sau 2 tuần nữa. Cuối năm nay, Công ty có kế hoạch ra mắt sản phẩm trên thị trường doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B).

Màng bọc của Great Wrap được làm từ phụ phẩm khoai tây. Hiện tại, Great Wrap xây dựng thêm một nhà máy lọc sinh học tại Tullamarine – nơi sẽ xử lý phụ phẩm khoai tây thành polyhydroxyalkanoat hay nhựa phân hủy sinh học PHA. Dự kiến khi triển khai xây dựng, đây sẽ trở thành một trong 10 nhà máy lọc sinh học trên thế giới.

Công ty cho biết, màng bọc của họ giống như bao bì nhựa thông thường, nhưng có khả năng phân hủy 100% trong vòng chưa đầy 180 ngày. Nhóm vận động người tiêu dùng CHOICE cho rằng màng bọc thực phẩm này là tất cả những gì mà người tiêu dùng mong đợi.

Đây chính là mục tiêu trọng tâm của Great Wrap. Julia – người đồng sáng lập Công ty cho biết điều quan trọng nhất ở các sản phẩm bền vững là có khả năng sử dụng tốt và giá thành tương đương với các sản phẩm truyền thống hiện hành – dòng sản phẩm mà họ đang muốn đánh bại.

“Điều thực sự quan trọng là bạn không được hy sinh về chức năng, chất lượng hoặc giá cả, trong khi điều đó thường như vậy trong quá khứ,” ông nói.

“Chúng tôi nhanh chóng nắm bắt được tâm lí người tiêu dùng và nhận thấy rằng mặc dù hầu hết mọi người đều thích những mặt hàng tốt nhất tại siêu thị hay trên các sàn thương mại điện tử song điều này còn phụ thuộc vào cả giá thành sản phẩm.

“Chúng tôi thật sự quan tâm đến vấn đề giá thành bới nó có thể giúp chúng tôi đánh bật hoàn toàn các sản phẩm từ nhựa hóa dầu khỏi các kệ hàng siêu thị” – Julia cho biết.

Bên cạnh đó, ông cũng nhận định phân hủy sinh học là lĩnh vực mới nổi và chắc chắn sẽ có “đất” phát triển trong tương lai.

(theo nguồn SmartCompany)

Màng phân hủy sinh học phát triển thay thế nhựa dùng một lần

Gần đây, màng phân hủy sinh học thay thế nhựa dùng một lần đã ra mắt trong cuộc họp lần thứ 256 của cơ quan chủ quản thuộc Hội đồng Nghiên cứu Nông nghiệp Ấn Độ (ICAR) tại Tổ hợp Trung tâm Khoa học Nông nghiệp quốc gia New Delhi.

Các màng phân hủy sinh học cấu thành bởi PLA (Poly lactic axid) và tinh bột ngô được phát triển dựa trên phương pháp ép đùn thổi. Độ dày, độ trong suốt của màng này và khả năng chịu tải có thể so sánh được với nhựa thông thường được sử dụng cho các mục đích khác nhau kể cả nhựa sử dụng một lần. Túi đựng các kích cỡ khác nhau – 350×300 MM; 400×300 MM; 450×450 MM- có thể chứa từ 1 đến 2 kg trái cây và rau quả; quần áo và thực phẩm.

Chi phí sản xuất quy mô lớn của loại màng phân hủy sinh học này dự kiến sẽ bằng với chi phí sản xuất màng nhựa thương mại. Loại màng này có thể được coi là sự thay thế thực sự của nhựa sử dụng một lần hiện nay.

Theo thông cáo báo chí của ICAR, nghiên cứu dựa trên polyme sinh học sẽ góp phần xây dựng môi trường bền vững, tạo ra giá trị cao từ nguồn cung cấp thức ăn nông nghiệp và các nguyên liệu thô thân thiện với môi trường, vì một cuộc sống lành mạnh.

(Theo nguồn báo The Times of India: https://timesofindia-indiatimes-com.translate.goog/business/india-business/biodegradable-film-developed-to-replace-single-use-plastic/articleshow/92661993.cms?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=op,sc)

An Phát Holdings – Hai thập kỷ và một hành trình kiến tạo tương lai xanh

Năm 2022 với An Phát Holdings đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển. Tập đoàn An Phát Holdings kỷ niệm 20 năm thành lập – 20 năm của những “bước chân khát vọng” cùng nhau tiến tới vinh quang, 20 năm xây dựng một nền tảng vững chắc sẵn sàng hiện thực hóa ước mơ về một tương lai “xanh”.

Hai thập kỷ – một hành trình kiến tạo tương lai xanh

Vững vàng từ hoạt động kinh doanh…

Thành lập năm 2002, trải qua hai thập kỷ khởi nghiệp với những nỗ lực phát triển không ngừng nghỉ, từ một doanh nghiệp nhỏ mang tên Anh Hai Duy đến một Tập đoàn hàng đầu Đông Nam Á trong lĩnh vực sản xuất nhựa công nghệ cao và thân thiện với môi trường, An Phát Holdings đã từng bước khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường, đạt những thành tựu kinh doanh nổi bật.

Tính đến nay, Tập đoàn An Phát Holdings đã tăng trưởng đa ngành và sở hữu 17 công ty thành viên hoạt động trong các lĩnh vực: Sản phẩm và nguyên liệu nhựa sinh học phân hủy hoàn toàn; Bao bì; Nhựa kỹ thuật và nhựa nội thất; Nguyên vật liệu và hóa chất ngành nhựa; Cơ khí chính xác và khuôn mẫu; Bất động sản công nghiệp…

Xuất phát điểm từ một nhà máy sản xuất nhỏ, An Phát Holdings giờ đây đã trở thành một Tập đoàn đa ngành hàng đầu Đông Nam Á

Sản phẩm của An Phát Holdings đã có mặt tại 70 quốc gia và vùng lãnh thổ như Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu, Hàn Quốc, Singapore, Các tiểu vương quốc Ả Rập, Đài Loan, Philippines…

Đồng hành cùng phát triển công nghiệp và sản xuất trong nước, trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, An Phát Holdings là một trong số ít doanh nghiệp Việt Nam đầu tư nghiêm túc cho mảng này với hơn 50 năm kinh nghiệm. Hiện tại Tập đoàn đang phát triển mạng lưới khách hàng rộng lớn bên cạnh các khách hàng nổi tiếng như Honda, Toyota, Samsung, Piaggio, Brother, LG, Panasonic…. Chiến lược của Tập đoàn là tập trung phát triển công nghệ cao, đích đến là tham gia trực tiếp vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Minh chứng cho những nỗ lực sáng tạo, nhanh nhạy đổi mới, Tập đoàn An Phát Holdings cùng các công ty thành viên đã liên tiếp được ghi nhận những kết quả tích cực: Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2021, Top 100 thương hiệu tiêu biểu Việt Nam năm 2021, Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2021, Top 100 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam 2021, Top 10 doanh nghiệp niêm yết có báo cáo thường niên tốt nhất năm 2021, Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín, Doanh nghiệp xuất sắc năm 2020 (APEA 2020)…

… đến phát triển nguồn nhân tài chất lượng

Nhân sự là vạn sự. Để xây dựng doanh nghiệp lớn mạnh, bền vững, quan tâm đến con người vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu của An Phát Holdings. Sau 20 năm, Tập đoàn An Phát Holdings đã vươn lên thành doanh nghiệp hàng đầu Đông Nam Á với hơn 5.000 nhân tài trên khắp thế giới. Đó cũng là 5.000 mảnh ghép mang trong mình những sắc màu riêng đứng cạnh nhau tạo nên một tập thể thống nhất, đoàn kết, vững mạnh và rực rỡ.

Người An Phát chung niềm tin, chung hoài bão tạo nên một tập thể vững mạnh

Dưới mái nhà chung An Phát Holdings, với văn hóa xuất phát từ chữ “Nhân”, luôn lấy việc phát triển con người là yếu tố cốt lõi, mỗi cán bộ công nhân viên đều được tạo cơ hội làm việc trong một môi trường giúp họ phát triển tối đa thông qua những trải nghiệm đa dạng trong công việc, sự thử thách và cơ hội học hỏi từ những người lãnh đạo xuất sắc của công ty, cùng nhau hình thành một “hệ sinh thái” toàn diện đầy hứng khởi.

Sẵn sàng vươn “xanh”, khởi sinh thịnh vượng

Kinh doanh hướng tới những giá trị bền vững và bảo vệ lợi ích của con người, thiên nhiên và xã hội không chỉ tại Việt Nam mà còn cho toàn thế giới là định hướng chiến lược của An Phát Holdings.

Một hành động nhỏ sẽ có sức mạnh thay đổi những điều to lớn. Một chiếc túi nhựa sinh học hay ống hút bột gỗ được sản xuất ngày hôm nay cũng sẽ góp phần cải thiện hệ sinh thái trong suốt 1.000 năm sau. Mang trong mình niềm tin đó, dự án nhà máy sản xuất chất dẻo sinh học phân hủy PBAT và dòng sản phẩm xanh AnEco được đầu tư nghiên cứu và phát triển với kì vọng tạo nên một giải pháp ưu việt thay thế các sản phẩm nhựa dùng một lần.

AnEco – giải pháp xanh cho bài toán “ô nhiễm trắng”

An Phát Holdings tự hào là một trong số ít các doanh nghiệp trên thế giới và đầu tiên tại Việt Nam độc quyền sở hữu công nghệ điều chế, sản xuất nguyên liệu nhựa sinh học phân hủy hoàn toàn và đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe nhất trên toàn cầu về chất lượng.

Một dấu ấn nổi bật khác của An Phát Holdings là lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp với hai dự án là An Phát Complex và An Phát 1 đều được xây dựng theo hướng tổ hợp hệ sinh thái xanh, trở thành khu công nghiệp thân thiện môi thường, thuộc tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc Việt Nam.

Trong hành trình trưởng thành 20 năm qua, An Phát Holdings đã luôn không ngừng nỗ lực kiến tạo một tương lai xanh nhằm bắt nhịp xu hướng thế giới trong việc xây dựng mô hình kinh doanh bền vững theo tiêu chí ESG và góp phần hiện thực hóa cam kết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc COP26 hướng tới mục tiêu đưa mức phát thải ròng về bằng 0.

Hành trình hai thập kỷ đã qua sẽ là bệ phóng vững chắc để Tập đoàn An Phát Holdings với ý chí kiên định và mục tiêu đúng đắn sẽ tiếp tục phát triển vượt bậc cùng cộng đồng và xã hội.

20 năm TÂM huyết tiên phong.

20 năm TRÍ bền kiến tạo.

20 năm nhân LỰC vững mạnh.

Chúc mừng sinh nhật lần thứ 20 Tập đoàn An Phát Holdings!

An Phát Holdings tham dự Hội nghị nhựa sinh học quốc tế 2022 tại Hàn Quốc

Từ ngày 14-15/09, An Phát Holdings đã tham dự Hội nghị nhựa sinh học quốc tế 2022 diễn ra tại Incheon, Hàn Quốc. Sự kiện do Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng (MOTIE) Hàn Quốc, Viện nghiên cứu Tiến bộ Công nghệ (KIAT) và Thành phố đô thị Incheon tổ chức, với sự tham dự của hơn 500 chuyên gia từ các quốc gia hàng đầu về nhựa phân hủy sinh học như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc… cùng các doanh nghiệp Hàn Quốc và quốc tế.

Với chủ đề “Trở lại với thiên nhiên”, Hội nghị nhựa sinh học Quốc tế diễn ra nhằm mục tiêu phát triển và thương mại hóa các vật liệu sinh học có khả năng thay thế nhựa từ đó hiện thực hóa nền kinh tế tuần hoàn và tiến tới một tương lai không rác thải nhựa.

Trong khuôn khổ sự kiện, phiên thảo luận dưới sự dẫn dắt của các chuyên gia với nội dung xoay quanh Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU, các xu hướng nhựa phân hủy sinh học quốc tế, các quy định của chính phủ, các chứng nhận và quy trình đánh giá nhựa sinh học, việc nghiên cứu và phát triển các loại nguyên liệu và sản phẩm sinh học và các ví dụ thực tiễn về thương mại hóa. Các chuyên gia Hàn Quốc và quốc tế đã cùng nhau chia sẻ về những xu hướng của ngành và trình độ công nghệ của nhựa phân hủy sinh học, đồng thời tìm kiếm hướng phát triển trong tương lai.

Dưới góc nhìn của một trong những Tập đoàn hàng đầu Đông Nam Á trong lĩnh vực sản xuất nhựa công nghệ cao và thân thiện với môi trường, Ông Nguyễn Lê Thăng Long, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn An Phát Holdings đã trình bày bài tham luận về xu hướng và những quy định hiện hành về nhựa phân hủy sinh học tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Lê Thăng Long, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn An Phát Holdings trình bày tham luận tại sự kiện

Ông Nguyễn Lê Thăng Long phát biểu: “Cùng với xu hướng phát triển của ngành nhựa thế giới, xu hướng chuyển dịch sang nhựa phân hủy sinh học hiện đang là mối quan tâm của các doanh nghiệp nhựa Việt Nam. Dự kiến đến năm 2025, tổng nhu cầu về nhựa phân hủy sinh học của Việt Nam sẽ đạt khoảng 80.000 tấn/ năm. Do đó, tiềm năng phát triển cho mảng này là vô cùng đáng kể.”

Cũng tại sự kiện, ông Long chia sẻ An Phát Holdings tự hào là doanh nghiệp tiên phong sản xuất thành công nguyên liệu và sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn, đồng hành cùng Chính phủ trong hành trình hiện thực hóa cam kết của Việt Nam về biến đổi khí hậu tại COP26 hướng tới mục tiêu đưa mức phát thải ròng về bằng 0, đồng thời tận dụng lợi thế 20 năm của một doanh nghiệp xuất khẩu, đưa các sản phẩm xanh Made-in-Vietnam ra thế giới.

Bên lề hội nghị, triển lãm công nghệ và các sản phẩm nhựa sinh học cũng đã diễn ra. Đại diện Tập đoàn An Phát Holdings, công ty AnKor Bioplastics đã giới thiệu đến khách tham quan những công nghệ mới và dòng sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco.

AnKor Bioplastics đại diện Tập đoàn An Phát Holdings tham dự triển lãm các sản phẩm xanh

Là một thành viên của Tập đoàn An Phát Holdings, AnKor Bioplastics có nhiệm vụ sản xuất và phát triển các sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn, đồng thời đóng vai trò là trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của Tập đoàn trong lĩnh vực nguyên liệu và sản phẩm thân thiện với môi trường.

Angel Yeast hợp tác cùng PhaBuilder xây dựng nhà máy PHA tại Trung Quốc

Angel Yeast (Hồ Bắc, Trung Quốc), một nhà sản xuất nấm men và chiết xuất men bia được niêm yết trên toàn cầu, đã ký thỏa thuận với PhaBuilder Biotechnology (Bắc Kinh, Trung Quốc) để xây dựng một cơ sở sản xuất polyhydroxyalkanoates (PHA) ở Nghi Xương, Trung Quốc. Hai bên sẽ thành lập một công ty liên doanh để thúc đẩy ứng dụng sinh học tổng hợp trong ngành công nghệ sinh học.

PHA là một loại polyester được hình thành tự nhiên bởi các vi sinh vật. Đặc tính phân hủy sinh học và khả năng tương hợp sinh học của PHA khiến nó được săn đón trong các lĩnh vực như nguyên liệu y sinh và nguyên liệu đóng gói phân hủy sinh học.

“Sự hợp tác này với PhaBuilder đánh dấu một cột mốc quan trọng và là một bước tiến của Angel Yeast trong ngành sinh học tổng hợp. Tại Angel Yeast, chúng tôi rất quan tâm đến sự đổi mới và khám phá những khía cạnh mới trong ngành. Dự án này cũng là một phần trong nỗ lực của chúng tôi nhằm trở thành một công ty công nghệ sinh học quốc tế chuyên nghiệp”, Ông Tao Xiong, chủ tịch của Angel Yeast chia sẻ.

Sự hợp tác này được kỳ vọng sẽ tạo ra một liên doanh mới trong nền kinh tế sinh học và đổi mới nhiên liệu.

Guiquang Chen, nhà sáng lập PhaBuilder cho biết bằng việc hợp tác với Angel Yeast, những bước tiến lớn sẽ được thực hiện trong quá trình chuyển đổi đột phá công nghệ sang các chương trình công nghiệp cho sinh học tổng hợp. “Dây chuyền sản xuất mới của PHA với công suất 30.000 tấn chắc chắn sẽ mang lại nhiều công nghệ tiên tiến hơn, dịch vụ và sản phẩm mới cho ngành công nghiệp và người tiêu dùng. Nó cũng sẽ tạo ra một lối sống “xanh hơn” và chúng tôi rất vui mừng khi thấy điều đó xảy ra”.

PhaBuilder đã đầu tư khoảng 150 triệu EUR vào nhà máy PHA mới dựa trên NGIB (Công nghệ sinh học công nghệp thế hệ mới), dự kiến đi vào hoạt động vào quý 4 năm 2023.

Nguồn: bioplasticsmagazine

Phần Lan tiên phong sản xuất phim cellulose trong suốt hạn chế vi nhựa

Việc đóng gói thực phẩm sẽ đạt tối ưu khi chúng vừa có thể bảo vệ thực phẩm vừa giảm thiểu rác thải. Tuy nhiên, các loại màng nhựa mỏng hiện nay rất khó để tái chế, và chúng thường không được xử lý đúng cách sau khi hết giá trị sử dụng.

Nhận thức được vấn đề này, Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật Phần Lan (VTT) đã phát triển một giải pháp cellulose tái sinh hoặc tái kết tinh có thể thay thế màng nhựa. “Chúng tôi đã sản xuất thành công màng cellulose trong suốt và linh hoạt. Người tiêu dùng sẽ không thể phân biệt giữa vật liệu trong suốt này và loại sản phẩm nhựa gốc dầu truyền thống. Màng cellulose có khả năng chống ẩm, nhưng trong môi trường tự nhiên, chúng có thể biến mất hoàn toàn như một tờ giấy. Sản phẩm này có nguồn gốc sinh học và có khả năng phân hủy sinh học.” Giáo sư nghiên cứu của VTT Ali Harlin chia sẻ.

Nếu một sản phẩm đóng gói có cả nhựa và giấy, người tiêu dùng tự hỏi liệu nó có thể được tái chế cùng nhau hay không, phần nhựa có cần phải xé riêng ra không. Một số loại vật liệu có sử dụng nhiều lớp sợi và nhựa xen kẽ. Nhiều loại bao bì thường được để trong các bãi rác tổng hợp vì mọi người chưa tìm ra được giải pháp xử lý tốt hơn.

“Màng cellulose do VTT phát triển có thể thay thế nhựa như một giải pháp thân thiện với môi trường. Nó giúp việc tái chế dễ dàng hơn vì nó có thể được tái chế chung với bìa cứng và các loại bao bì khác” Ông Atte Virtanen, Phó Chủ tịch phụ trách chế biến và các sản phẩm sinh học tại VTT cho biết.

Phần Lan hiện vẫn còn xa các mục tiêu do EU đặt ra về giảm thiểu tác hại môi trường của nhựa. Hiện tại, khoảng 20% lượng nhựa được thu gom, số lượng được tái chế thậm chí còn ít hơn nữa. Theo mục tiêu của EU, 55% lượng nhựa cần phải được tái chế vào năm 2025.

Phần Lan là một quốc gia chuyên về các sản phẩm đóng gói hơn là về giấy in. Năm 2021, lần đầu tiên giá trị doanh thu từ bìa carton vượt qua giá trị của giấy. Ngành lâm nghiệp đang tìm kiếm các sản phẩm mới với thị trường lớn, mang lại giá trị gia tăng. Màng cellulose trong suốt, mềm dẻo là một trong những sản phẩm như vậy. Thị trường màng phim thế giới đạt khoảng 110 tỷ USD vào năm ngoái.

Các chuyên gia của VTT tin rằng màng phim cellulose sẽ là giải pháp hữu hiệu thay thế nhựa. “VTT đã nghiên cứu màng phim cellulose nói chung trong hơn 10 năm và màng phim trong suốt cellulose tái sinh trong hơn 6 năm.” Virtanen chia sẻ.

Việc sản xuất vật liệu đóng gói mới này hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm và nó có thể được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp từ 5-7 năm nữa.

Nguồn: Bioplasticsmagazine

Liên hợp quốc khuyến nghị nhựa sinh học là chất thay thế bền vững cho nhựa thông thường

Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) đã công bố một báo cáo đánh giá tính bền vững của các sản phẩm nhựa nông nghiệp [1] khuyến nghị thay thế các polyme thông thường không phân hủy được bằng các polyme sinh học, có thể phân hủy sinh học.

François de Bie, Chủ tịch Công ty Nhựa sinh học Châu Âu (EUBP) nhận xét: “Chúng tôi hoan nghênh sự công nhận về lợi ích môi trường của các sản phẩm nhựa sinh học này. “Màng phủ phân hủy sinh học và gốc sinh học giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn carbon hóa thạch, bằng cách sử dụng carbon tái tạo thay thế và bằng cách đóng một vai trò có giá trị trong việc giảm ô nhiễm nhựa tồn dư trong đất, vốn có thể tác động đáng kể đến năng suất nông nghiệp”.

Nghiên cứu của FAO tập trung vào các sản phẩm nhựa nông nghiệp được sử dụng trong một loạt các chuỗi giá trị khác nhau. Đánh giá rủi ro định tính, đi kèm với nghiên cứu, phân tích 13 sản phẩm nông nghiệp cụ thể. Ông de Bie cho biết: “Đáng chú ý là đối với 6 trong số 13 sản phẩm được đánh giá, nhựa sinh học có thể phân hủy sinh học được khuyến nghị là chất thay thế tốt hơn cho vật liệu nhựa thông thường”. Danh sách các sản phẩm được khuyến nghị bao gồm màng phủ, dụng cụ đánh cá, phân bón phủ polyme, dụng cụ bảo vệ và che chở cây, dây bện hỗ trợ thực vật và túi bảo vệ trái cây có tẩm thuốc trừ sâu.

Màng phủ đại diện cho thị phần lớn thứ hai trong số các loại màng nhựa được sử dụng trong nông nghiệp. “Những tấm phim này, được làm từ nhựa có thể phân hủy sinh học trong đất, mang lại những lợi ích đáng kể khi việc thu hồi, tái chế và tái sử dụng nhựa thông thường đang đặt ra những vấn đề đáng lo ngại. Chúng được thiết kế đặc biệt để phân hủy sinh học hiệu quả tại chỗ và do đó có thể được đưa vào đất sau thu hoạch ”, François de Bie giải thích. Ngược lại, các màng phủ đặc biệt mỏng, không phân hủy sinh học thể hiện việc thu thập, quản lý và thu hồi không đầy đủ, điều này có thể dẫn đến mức độ ô nhiễm nhựa đáng kể trong các lĩnh vực sử dụng chúng. Ngay cả khi các màng phủ thông thường được loại bỏ khỏi đồng ruộng, chúng thường bị ô nhiễm nặng với đất và tàn dư thực vật, gây cản trở quá trình tái chế.

Báo cáo của FAO cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển các polyme có khả năng phân hủy sinh học trong môi trường biển. “Dù xả rác kiểu gì cũng nên tránh, nhất định sẽ xảy ra tình trạng mất ngư cụ ở mức độ khó tránh khỏi. Do đó, điều quan trọng là phải thúc đẩy việc áp dụng các giải pháp phân hủy sinh học biển ”, Chủ tịch EUBP nêu rõ. Trong trường hợp các sản phẩm đã qua sử dụng bị nhiễm cặn cá, chẳng hạn như hộp thu gom cá, máy tạo màng sinh học, theo FAO, có thể làm giảm bớt quá trình tái chế hữu cơ.

Bình luận về nghiên cứu, Hasso von Pogrell, Giám đốc điều hành của EUBP cho biết “EUBP hoan nghênh tất cả các nghiên cứu, chẳng hạn như nghiên cứu này, góp phần nâng cao kiến thức về tình hình dữ liệu hiện tại. Điều này không thể chỉ riêng ngành nhựa sinh học làm được và để thiết lập một nguồn dữ liệu thích hợp, chúng tôi cũng cần sự hỗ trợ chính trị mạnh mẽ hơn. Đối với thị trường châu Âu, Ủy ban châu Âu nên dẫn đầu các nỗ lực tạo điều kiện và phối hợp thu thập dữ liệu để phát triển một bức tranh chính xác hơn về nơi mà việc sử dụng nhựa sinh học mang lại lợi ích thực sự trong việc giảm ô nhiễm nhựa thông thường ”. Báo cáo cũng nhấn mạnh vai trò của các khoản tài trợ nghiên cứu và đổi mới như là phương tiện thúc đẩy các ý tưởng mới dẫn đến sự phát triển của các sản phẩm mới. “Tuy nhiên, chỉ riêng kinh phí nghiên cứu là không đủ. Cũng cần có một khung chính sách thích hợp cho nhựa sinh học, có thể phân hủy sinh học và nhựa có thể phân hủy để nắm bắt tiềm năng đổi mới và các lợi ích bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội của các sản phẩm này đối với Liên minh châu Âu ”, von Pogrell kết luận.

(Souce: bioplasticsmagazine)

Pháp ban bố lệnh cấm bao bì nhựa đựng trái cây và rau

Các loại củ quả sẽ không còn bị “bọc nylon” tại Pháp từ 1/2022

Trong một nỗ lực nhằm giảm thiểu rác thải nhựa, Pháp sẽ cấm đóng gói bằng bao bì nhựa đối với gần như tất cả trái cây và rau quả từ tháng 1 năm 2022, theo Bộ Môi trường Pháp thông báo.

Các loại củ quả sẽ không còn bị “bọc nylon” tại Pháp từ 1/2022
Các loại củ quả sẽ không còn bị “bọc nylon” tại Pháp từ 1/2022

Triển khai bộ luật Tháng 2/2020, chính phủ Pháp đã công bố danh sách gồm 30 loại rau quả sẽ không được phép đóng gói bằng bao bì nhựa từ 1/1/2022.

Danh sách các loại rau bao gồm: tỏi tây, bí ngòi, cà tím, ớt, dưa chuột, khoai tây, cà rốt, cà chua, hành, củ cải tím, bắp cải, súp lơ, bí, củ cải đỏ, củ cải trắng, củ cúc vu (atisô Jerusalem), và một số loại rau củ khác.

Các loại trái cây như táo, lê, cam, kiwi, chanh, quýt, mận khô, dưa, dứa, xoài cũng nằm trong danh sách.
“Chúng ta hiện đang dùng quá nhiều các sản phẩm nhựa dùng một lần trong cuộc sống hàng ngày. Bộ luật kinh tế tuần hoàn được xây dựng với mục đích cắt giảm việc sử dụng chúng và tăng cường thay thế bằng các vật liệu khác hoặc bao bì có thể tái sử dụng và tái chế.” Bộ Môi Trường Pháp chia sẻ trong 1 tuyên bố.

Người ta ước tính 37% trái cây và rau quả cần được đóng gói khi bán ra thị trường, vì vậy, hy vọng rằng biện pháp này sẽ giúp ngăn chặn hơn 1 tỷ bao bì nhựa “vô dụng” bị thải ra môi trường mỗi năm.

Chủ tịch liên đoàn doanh nghiệp kinh doanh trái cây Pháp cho biết việc chuyển đổi sang sử dụng bìa cứng sẽ gặp khó khăn trong thời gian ngắn.

Lệnh cấm bao bì nhựa là một phần trong chương trình kéo dài nhiều năm của chính phủ Pháp nhằm loại bỏ dần đồ nhựa. Bộ Môi Trường cho biết lệnh cấm sẽ được mở rộng đối với tất cả trái cây và rau củ muộn nhất vào tháng 6 năm 2026, nhằm tìm ra một giải pháp thay thế tiềm năng cho bao bì nhựa, kể cả cho những loại hoa quả cắt sẵn và quả mọng.

Nguồn: Packaging news